Bà bán cá đại gia: Thu 3 tỷ mỗi năm

Vào nghề buôn bán cá khô từ năm 2006 với vốn lận lưng chỉ vài chục triệu đồng, đến nay “bà bán cá” Nguyễn Thị Mơ (xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã trở thành “đại gia” ngành cá với lợi nhuận hàng năm trên 3 tỷ đồng.

bà bán cá
“Bà bán cá” Nguyễn Thị Mơ (trái) đang giới thiệu với khách về các công đoạn chế biến sản phẩm cá khô chỉ vàng.

Gọi tôi là “bà Mơ bán cá”

Về xã An Ngãi - một xã nghèo của huyện Long Điền, hỏi bà Mơ bán cá ai cũng biết bởi cơ sở chế biến và kinh doanh hải sản của gia đình bà lớn nhất nhì trong vùng. Đặc biệt, bà Mơ còn là gương nông dân điển hình của xã khởi nghiệp thành công với nghề chế biến cá khô, sản phẩm của bà đang dần “chiếm lĩnh” khắp các thị trường khu vực miền Bắc.

Bà Mơ kể: “Năm 2006, tôi bắt đầu lập nghiệp với nghề thu gom, chế biến cá, tôm thành sản phẩm khô để bán. Lúc đó đồng vốn còn khó khăn, tôi đã mạnh dạn thế chấp tài sản của gia đình để vay vốn phát triển kinh doanh từ Ngân hàng NNPTNT (Agribank), sau đó thu mua cá, tôm từ các xã biển mang về chế biến, phơi khô bán lại cho thương lái trong vùng. Dù lãi lời không cao, lại phải đi nhiều nơi thu gom cá, tôm nên lúc nào tôi cũng bận rộn. May được chồng ủng hộ, các con phụ giúp nên tôi cũng yên tâm với nghề”.

Rồi cơn khủng hoảng ngành cá vào năm 2008-2010 đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm cá khô của gia đình bà Mơ khi thương lái hoặc chậm mua, hoặc chậm thanh toán. Lúc này, bà quyết định mở rộng thị trường ra miền Bắc. “Khi đó nhu cầu về vốn rất lớn, cũng may Agribank thấu hiểu hoàn cảnh nên duyệt cho tôi vay mỗi đợt từ 1 - 2 tỷ đồng” - bà Mơ kể.

Năm 2013, gia đình bà quyết định mở rộng thêm nhà xưởng, thuê thêm nhân công để phát triển sản xuất, lại có cơ may gặp những mối làm ăn tốt bụng nên việc làm ăn ngày càng phát đạt. “Khoảng 2 ngày tôi xuất sản phẩm 1 lần, trung bình mỗi tháng tôi xuất bán hơn 100 tấn cá khô, khoảng 400 tấn cá tươi, sau khi trừ chi phí lợi nhuận hơn 200 triệu đồng/tháng” - bà Mơ cho biết.

Hiện sản phẩm cá khô, tôm khô của bà Mơ chủ yếu xuất bán ra các tỉnh miền Bắc theo đơn đặt hàng, mỗi năm thu trên 3 tỷ đồng lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho 80 lao động nghèo tại địa phương và trở thành một trong những “đại gia” ngành cá, tôm khô huyện Long Điền. Bà Mơ hóm hỉnh: “Ở đây chẳng ai gọi tôi là đại gia hay chủ doanh nghiệp, tôi chỉ làm kinh tế hộ gia đình thôi. Cứ gọi tôi là “bà Mơ bán cá” được rồi…”.

Ấp ủ xây dựng thương hiệu

Kể về bí quyết làm ăn, bà Mơ nói: “Với bất cứ đối tác nào, việc giữ chữ tín phải đặt lên hàng đầu, bản thân tôi có được nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất là vì sau khi thu gom được cá nguyên liệu từ ngư dân, tôi lập tức trả tiền để họ có chi phí tiếp tục ra khơi. Nhiều khi nguồn nguyên liệu tăng lên do ngư dân trúng mùa, nếu không đủ tiền để trả thì tôi lại đến “gõ cửa” Agribank để vay trả đúng hẹn cho ngư dân”.

Năm 2015, dự kiến lợi nhuận của gia đình bà Mơ đạt khoảng 5 tỷ đồng do lượng sản phẩm nhiều hơn, thị trường rộng mở hơn. Bà cho biết: “Mới đây tôi đã vay khoảng 3 tỷ đồng để thu gom sản phẩm và trả tiền cho ngư dân đúng hạn. Dự kiến năm 2016, tôi sẽ xây dựng thương hiệu riêng cho mình, lấy tên là Cá khô bà Mơ”.

Ngoài kinh doanh cá, tôm khô, bà Mơ còn sở hữu hơn 100ha rừng tràm ở tỉnh Bình Thuận. Bà tiết lộ: “Số đất trên tôi tích cóp từ lợi nhuận của việc buôn bán hải sản hằng năm. Hiện tôi đã trồng tràm được vài năm tuổi, mới rồi có người trả hơn 30 tỷ đồng nhưng tôi chưa muốn bán…”.

Dân Việt/Vietnamnet, 06/12/2015
Đăng ngày 07/12/2015
Kinh tế

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 14:32 17/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 14:32 17/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 14:32 17/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 14:32 17/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 14:32 17/05/2024